Trở về

 

BIÊN NIÊN SỬ QUẢNG NGÃI 1402 - 2005 

Năm 1402

- Vua Chămpa là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V; cg. Bố Để) nhường đất Chiêm Động (nay là phần lớn tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (tương đương tỉnh Quảng Ngãi) cho nhà Hồ.

Nhà Hồ thiết lập các châu Thăng, Hoa (Chiêm Động), Tư, Nghĩa (Cổ Lũy Động) thuộc lộ Thăng Hoa; phong Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; Chế Ma Nô Đà Nan (người Chăm) làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư, châu Nghĩa.

Năm 1403

- Nhà Hồ tổ chức di dân người Việt từ phía Bắc vào lộ Thăng Hoa.

Năm 1407

- Nhà Minh xâm lược nước Đại Ngu (Đại Việt), nhà Hồ mất ngôi. Vương quốc Chămpa chiếm đất Thăng Hoa.

Năm 1418

- Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa).

Năm 1427

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi.

Năm 1470

- Vua Chămpa là Bàn La Trà Toàn đánh úp châu Hoá (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế). Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) xuống chiếu thân chinh đánh Chămpa để thu phục đất cũ.

Năm 1471

- Quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa.

- Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Tư Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1527

- Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc.

Năm 1533

- Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh (cháu xa đời vua Lê Thánh Tông) lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam - Bắc triều (Nam: Lê Trung hưng; Bắc: Mạc).

Năm 1545

- Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng).

Năm 1558

- Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa.

Năm 1568

- Trấn thủ Quảng Nam là Bùi Tá Hán qua đời, Nguyễn quận công Nguyễn Bá Quýnh được cử làm Tổng binh thay Bùi Tá Hán trấn thủ Quảng Nam.

Năm 1570

- Nguyễn Bá Quýnh được điều chuyển ra Bắc.

- Trấn thủ Thuận Hoá là Nguyễn Hoàng được kiêm chức trấn thủ Quảng Nam.

Năm 1602

- Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam; phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa / Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi / Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện; phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi).

Năm 1771

- Khởi nghĩa Tây Sơn.

Năm 1776

- Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa.

Năm 1802

- Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.

Năm 1803

- Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa.

Năm 1807

- Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh thành Quảng Ngãi.

Năm 1819

- Ông Trương Đăng Quế đỗ Hương tiến (Cử nhân), khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi thời phong kiến.

Năm 1832

- Tỉnh Quảng Nghĩa / Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên).

Năm 1834

- Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Năm 1842

- Ông Trương Đăng Trinh đỗ Tiến sĩ (vị Tiến sĩ đầu tiên của Quảng Ngãi).

Năm 1858

- Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Năm 1859

- Pháp chiếm thành Gia Định, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh (người huyện Nghĩa Hành) tuẫn tiết.

Năm 1883

- Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Hácmăng (Harmand), còn gọi là hiệp ước Quý Mùi.

Năm 1884

- Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Patơnốt (Patenôte) còn gọi là hiệp ước Giáp Thân.

- Với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp.

Năm 1885

- Đêm 4 rạng ngày 5.7: Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở.

- Ngày 13.7 : Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.

- Đêm 13.7 (1.6 Âm lịch): Lê Trung Đình khởi nghĩa (cuộc khởi nghĩa Cần vương đầu tiên ở Trung Kỳ).

- Ngày 17.7: Cuộc Khởi nghĩa của Lê Trung Đình thất bại. Nguyễn Tự Tân hy sinh tại trận, Lê Trung Đình bị bắt, sau đó bị hành hình.

Năm 1886

- Quân Cần vương do Nguyễn Bá Loan cầm đầu phối hợp với quân Cần vương tỉnh Bình Định thực hiện kế hoạch tiến công tỉnh thành Quảng Ngãi nhưng không thành.

- Xã Chánh Mông đổi thành xã Chánh Lộ vì trùng tên thường gọi của vua Đồng Khánh.

Năm 1894

- Khởi nghĩa Nguyễn Vịnh - Thái Thú.

Năm 1896

- Cuộc vận động cứu nước của Trần Du thất bại. Phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi kết thúc.

Năm 1901

- Pháp xây dựng Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi (tên dân gian là Nhà Dây Thép)

Năm 1906

- Hội Duy tân (Duy tân Hội) Quảng Ngãi thành lập.

Năm 1907

- Thành lập Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Quảng Ngãi.

Năm 1908

- Phong trào kháng thuế - cự sưu nổ ra ở Trung Kỳ, mạnh nhất là ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Năm 1916

- Cuộc mưu khởi của Việt Nam Quang phục Hội (khởi nghĩa Duy tân) thất bại.

Năm 1920

- Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh xuống Quảng Ngãi tại địa điểm nay là sân bay Quảng Ngãi (Trường Tàu).

Năm 1923

- Thành lập Hội Thiếu niên Ái quốc tại Quảng Ngãi.

Năm 1924

- Thành lập Công Ái xã tại Quảng Ngãi.

- Pháp cho dựng trụ đèn thắp sáng bằng acétylen (đất đèn) tại ngã tư chính - tỉnh lỵ Quảng Ngãi.

Năm 1926

- Thành lập Tỉnh bộ Tân Việt Quảng Ngãi.

Năm 1927

- Thành lập Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi, do Trương Quang Trọng làm Bí thư.

Năm 1929

- Tháng 5: Đại hội lần thứ I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc).

- Tháng 6: Tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời.

- Tháng 7: Tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ra đời.

- Tháng 9: Thành lập tổ chức "Dự bị Cộng sản" tại Quảng Ngãi, tổ chức Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời.

Năm 1930

- Tháng 2: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2).

- Tháng 3: Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi ra đời, do Nguyễn Nghiêm làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.

- Tháng 6: Đại hội đại biểu lần I Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi. Nguyễn Nghiêm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Tháng 10: Quần chúng biểu tình, chiếm huyện đường Đức Phổ (đêm ngày 7 rạng ngày mùng 8).

Quần chúng biểu tình thị uy và xung đột với lính khố xanh ở Sơn Tịnh (đêm 30 rạng ngày 31).

Biểu tình lớn của quần chúng ở Mộ Đức.

- Năm này Pháp cho đặt một máy phát điện công suất nhỏ tại Gốc Gáo (gần cửa Tây tỉnh thành) phục vụ thắp sáng nội thành Quảng Ngãi.

Năm 1931

- Tháng 1: Liên tiếp những cuộc biểu tình do Đảng bộ Quảng Ngãi lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo quần chúng diễn ra ở Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức,...

- Tháng 3: Ngày 24, Nguyễn Nghiêm bị xử chém.

- Tháng 4 - tháng 5: Liên tục những cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt là vào dịp Quốc tế Lao động 1.5.

Năm 1932

- Tháng 1: Ngày 23, Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh được khôi phục, do Võ Sỹ làm Bí thư.

Năm 1934

- Tháng 6: Ngày 25 (14.5 Âm lịch), Bảo Đại ra dụ số 23 thiết lập trung tâm đô thị, quần cư ở Quảng Ngãi (tước danh tịch tòa thành Quảng Ngãi, thành lập đô thị trung tâm của tỉnh).

Năm 1935

- Tháng 1: Pháp hoàn thành xây dựng ga Quảng Ngãi.

- Tháng 3: Khoảng 3 vạn quần chúng kéo về ở tỉnh lỵ đón Gôđa (Godard), đưa bản "dân nguyện".

- Phong trào "Nước xu đỏ" chống Pháp của đồng bào Tây Nguyên lan đến miền núi Quảng Ngãi.

- Tháng 7: Ngày 12, Pháp mở phiên tòa xử vụ "Tái tổ Đảng Cộng sản Đông Dương".

Năm 1942

- Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Căng An trí Ba Tơ.

Năm 1945

- Tháng 3: + Ngày 9, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương

                + Ngày 11, Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.

- Tháng 8: + Ngày 14, Phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.

+ Ngày 16, Cách mạng tháng Tám thành công ở Quảng Ngãi.

+ Ngày 19, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.

+ Ngày 25, Việt Minh Quảng Ngãi và quân Nhật ký hiệp ước để quân Nhật rút khỏi Quảng Ngãi. Lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi sạch bóng quân xâm lược.

+ Ngày 30, Mít tinh chào mừng khởi nghĩa thắng lợi và ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh Lê Trung Đình (tên mới của tỉnh Quảng Ngãi).

- Tháng 9: Ngày 2, Mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình; Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Ngày 23: Hội nghị đại biểu các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh Quảng Ngãi, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta.

- Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Lê Khiết.

Năm 1946

- Tháng 1: Ngày 6, bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước.

- Tháng 2: Ngày 17, bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 4: Ngày 14, bầu cử Hội đồng nhân dân các xã trong tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 5: Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 6: Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Tháng 12: + Ngày 19, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến (đêm 19.12.1946).

+ Ngày 22, Trung ương Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

Năm 1947

- Tàu chiến Pháp bắn đại bác vào thị xã Quảng Ngãi (2.1.1947).

- Trường Trung học bình dân Nam Trung Bộ khai giảng khóa đầu tiên.

- Xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) trở thành xã đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi thanh toán nạn mù chữ.

Năm 1948

- Huyện Tư Nghĩa trở thành huyện đầu tiên ở Nam Trung Bộ thanh toán nạn mù chữ.

- Tỉnh Quảng Ngãi (trừ các huyện miền núi) là một trong 10 tỉnh trong cả nước thanh toán xong nạn mù chữ.

- Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất về thành tích tăng gia sản xuất và xoá nạn mù chữ.

Năm 1949

- Tháng 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 149 tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai cho cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi.

Năm 1950

- Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp.

- Tháng 1: Nổ ra "vụ Sơn Hà", do thực dân Pháp và tay sai xúi giục, sắp đặt.

- Tháng 3: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Pháp (14 - 20.3).

Năm 1951

- Tháng 9: Pháp chiếm đảo Lý Sơn.

Năm 1952

- Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp (26.3 - 12.4)

Năm 1953

- Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở Quảng Ngãi.

Năm 1954

- Tháng 1 - 2: Chiến thắng Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum.

- Tháng 5: Ngày 7, Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Tháng 7: Ngày 20, ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

- Tháng 10: Đối phương bắt đầu tiếp quản tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1955

- Tháng 5: + Ngày 16, thời hạn chuyển quân tập kết chấm dứt, quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Ngãi thuộc về chính quyền Ngô Đình Diệm.

+   Mỹ - Diệm phát động chiến dịch "Tố Cộng - diệt Cộng".

- Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Trần Quốc Tuấn.

Năm 1957

- Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhận được tài liệu "Bàn về Cách mạng miền Nam" do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ Nam Bộ gửi ra.

Năm 1958

- Tháng 7: Đại hội đại biểu nhân dân các dân tộc miền tây Quảng Ngãi bàn về việc đoàn kết dân tộc, chuẩn bị đánh Mỹ - Diệm, tổ chức tại Gò Rô, huyện Trà Bồng (Đại hội Gò Rô), nay thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà.

- Chính quyền Sài Gòn xây dựng sân bay Quảng Ngãi. Lần đầu tiên Quảng Ngãi có đường hàng không.

Năm 1959

- Tháng 3: Ngày 3, thành lập đơn vị 339, đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh trong chống Mỹ tại Nước Xoay, xã Trà Thọ, Trà Bồng (nay thuộc huyện Tây Trà).

- Tháng 8: + Ngày 19, thành lập đơn vị 89 tại khu VII (vùng cao huyện Sơn Hà, nay là huyện Sơn Tây).

+ Ngày 28, Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi.

+ Ngày 31, thành lập đơn vị 299 tại vùng Nước Giáp, ranh giới 3 huyện Minh Long, Sơn HàBa Tơ.

- Tháng 9: Ngày 5, giải phóng khu VII, nay là huyện Sơn Tây.

- Năm này chính quyền Sài Gòn khởi công xây dựng đài nước cấp nước cho vùng nội thị. Năm 1963 đài nước này mới hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Năm 1960

- Tháng 2: Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tháng 12: Ngày 20, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Năm 1963

- Tháng 11: Ngày 1, đảo chính tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị nhóm tướng lĩnh làm đảo chính giết chết.

Năm 1964

- Tháng 10: Xảy ra trận lụt lịch sử (lụt Giáp Thìn) gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản của nhân dân trong tỉnh.

Năm 1965

- Tháng 1: Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tháng 5: + Chính quyền cách mạng quyết định thành lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi, gồm vùng nội thị, xã Nghĩa Điền, xã Nghĩa Lộ (về sau mở rộng gồm cả xã Nghĩa Dõng, nay thuộc thành phố Quảng Ngãi, và thôn Đông Dương thuộc huyện Sơn Tịnh).

+ Ngày 31, chiến thắng Ba Gia.

- Tháng 6: Trận đánh Mỹ đầu tiên trên đất Quảng Ngãi; quân và dân xã Bình Đông (huyện Bình Sơn) đánh mìn chìm 1 canô, diệt 7 lính Mỹ.

- Tháng 8: Ngày 18, chiến thắng Vạn Tường.

- Tháng 9: Ngày 22, khánh thành cầu Trà Khúc xây dựng bằng bêtông cốt thép.

Năm 1966

- Tháng 8: Ngày 20, lữ đoàn "Rồng Xanh" (quân Nam Triều Tiên) được Mỹ đưa vào Quảng Ngãi.

- Tháng 12: Ngày 5 - 6, lữ đoàn "Rồng Xanh" gây ra vụ thảm sát Bình Hòa.

Năm 1967

- Tháng 2: Ngày 15, chiến thắng đồi Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) diệt một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên.

 - Tháng 8: + Ngày 3, chiến thắng Cổ Lũy, tiêu diệt cứ điểm Hải Thuyền tại Cổ Lũy (huyện Tư Nghĩa).

+ Từ ngày 6 đến ngày 26, chiến thắng Sông Rhe.

+ Ngày 30, lực lượng đặc công Quân khu V và trinh sát vũ trang An ninh tỉnh và các đội công tác của thị đột kích vào Trung tâm cải huấn, lao xá, trại giam Gò Lăng, giải thoát gần 1.500 cán bộ, bộ đội cách mạng, đưa về căn cứ an toàn.

Năm 1968

- Tháng 1: Ngày 31, 2 giờ 30 phút mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ở Quảng Ngãi.

- Tháng 3: Ngày 16, quân Mỹ gây ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) sát hại 504 thường dân, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

- Tháng 10: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tháng 12: Ngày 20, thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1969

- Tháng 5: Ngày 13, chiến thắng Ba Làng An, đánh bại cuộc hành quân "Liên kết 9".

- Tháng 9: + Ngày 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

                + Ngày 9, đồng bào Cor huyện Trà Bồng tự nguyện mang họ Bác Hồ.

 Năm 1970

- Tháng 10: Ngày 7 - 8, tiến công cụm cứ điểm Trà Bồng. Mở đầu giai đoạn đánh tiêu diệt chi khu quân sự, cụm cứ điểm lớn và quận lỵ.

- Tháng 11: Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.

Năm 1971

- Tháng 11: Quân Mỹ rút hết khỏi Quảng Ngãi.

Năm 1972

- Tháng 10: Ngày 30, giải phóng huyện Ba Tơ.

Năm 1973

- Tháng 1: Ngày 27, ký kết Hiệp định Pari (Paris) về Việt Nam.

- Tháng 8: Đại hội lần thứ V Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ.

Năm 1974

- Tháng 8: Ngày 17, giải phóng huyện Minh Long.

Năm 1975

- Tháng 3:   

+ Ngày 17, giải phóng huyện Sơn Hà.

+ Ngày 18, giải phóng huyện Trà Bồng (nay là hai huyện Trà BồngTây Trà).

+ Ngày 23, tỉnh ủy phát lời kêu gọi và ra lệnh công kích, khởi nghĩa.

+ Ngày 24, 12 giờ, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Nhật (tư lệnh Sư đoàn 2) và bọn đầu sỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn chạy trốn khỏi Quảng Ngãi. 20 giờ, tàn quân địch tháo chạy về hướng Đà Nẵng. Ta giải phóng tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ.

+ Ngày 25, giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh.

+ Ngày 31, giải phóng đảo Lý Sơn (nay là huyện Lý Sơn).

+ Mít tinh lớn chào mừng tỉnh Quảng Ngãi giải phóng, Uỷ ban nhân dân quân chính thị xã Quảng Ngãi ra mắt trước hàng vạn đồng bào.

- Tháng 4: Hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng từ tỉnh đến xã, thôn.

- Tháng 6: Khởi công xây dựng Khu chứng tích tội ác của giặc Mỹ tại Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh).

- Tháng 9: Ngày 20, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245/NQ-TW về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

- Tháng 12: Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình (gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định).

Năm 1976

- Tháng 1: Báo Nghĩa Bình ra số đầu tiên.

- Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I - vòng 1.

Năm 1977

- Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I - vòng 2.

Năm 1978

- Tháng 3: Ngày 21, thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Nghĩa Bình (sau là Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi) và nay là một cơ sở của Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Năm 1980

- Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ II.

- Xây dựng Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm - Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, tại xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ.

Năm 1981

- Trùng tu Nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng tại thôn Thi Phổ Nhất, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức.

Năm 1982

- Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III - vòng 1.

Năm 1983

- Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III - vòng 2.

- Thành lập trạm phát sóng truyền hình (thuộc Đài Truyền hình Nghĩa Bình) tại thị xã Quảng Ngãi.

Năm 1984

- Xây dựng Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ tại thị trấn Ba Tơ.

Năm 1985

- Xây dựng Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại thị xã Quảng Ngãi.

- Tháng 6: Ngày 1, khởi công xây dựng hệ thống thủy lợi Thạch Nham.

Năm 1986

- Tháng 10: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ IV.

Năm 1989

- Tháng 7: + Ngày 1, tỉnh Nghĩa Bình chính thức tách thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ.

                + Ngày 8, Báo Quảng Ngãi (cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi) ra số đầu tiên.

Năm 1991

- Tháng 4: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV - vòng 1.

- Tháng 10: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV - vòng 2.

Năm 1993

- Tháng 1: Ngày 1, thành lập huyện đảo Lý Sơn.

Năm 1994

- Thành lập huyện Sơn Tây.

Năm 1996

- Tháng 10: Hoàn thành, tổng nghiệm thu, bàn giao công trình thủy lợi Thạch Nham.

- Tháng 12: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV.

Năm 1997

- Tháng 10: Ngày 7, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 830/TTg thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Năm 1998

- Tháng 1: Ngày 8, động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

Năm 2001

- Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI.

Năm 2003

- Tháng 11: Hợp long cầu Trà Khúc II.

Năm 2005

- Tháng 3: Ngày 11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 6: Ngày 18, công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu Kinh tế Dung Quất.

- Tháng 8: Ngày 26, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2005/NĐ-CP thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 10: Ngày 8, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức công bố Nghị định của Chính phủ về việc thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Tháng 12: + Ngày 9, khởi công Dự án hồ Nước Trong.

            + Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII.

 

Phụ lục 2

DANH SÁCH BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI
1930 - 2005(*)

1.  Nguyễn Nghiêm: 1930 - 1931

2.   Phan Thái Ất: 1931
3.   Võ Sĩ: 1932
4.   Phạm Quy: 1933
5.   Phạm Xuân Hòa: 1934, 1935 và 1951 - 1955 (từ 7.1954 - 10.1955 là Quyền Bí thư)
6.   Nguyễn Công Phương: 1935 - 1936
7.   Nguyễn Trí: 1937
8.   Phạm Trung Mưu: 1938
9.   Nguyễn Thành Nghi: 1939
10. Nguyễn Chánh: 1939
11. Võ Xuân Hào: 1940 - 1941
12. Huỳnh Tấu: 1942 - 1943
13. Trương Quang Giao: 1944 - 1945
14. Huỳnh Viết: 1946 (Quyền Bí thư)
15. Nguyễn Hồng Châu: 1946 - 1947
16. Trương Quang Tuân: 1947 - 1949
17. Trần Văn An: 1949 - 1954 (từ tháng 9.1949 - 3.1953 là Quyền Bí thư)
18. Nguyễn Quang Lâm: 1955 - 1959 (Tỉnh uỷ Quảng Ngãi) và 1978 - 1980 (Tỉnh ủy Nghĩa Bình)
19. Phạm Thanh Biền: 1960 - 1962 và 1965 - 1971 (Từ tháng 10.1959 đến 01.1960 là Quyền Bí thư)
20. Nguyễn Hữu Nghĩa: 1962 - 1964
21. Võ Phấn: 1964
21. Trần Kiên: 1965 (Tỉnh ủy Quảng Ngãi) và 1981 - 1982 (Tỉnh ủy Nghĩa Bình)
22. Lê Tấn Tỏa: 1971 - 1975 (Tỉnh ủy Quảng Ngãi) và 1976 - 1977 (Tỉnh ủy Nghĩa Bình)
24. Võ Trung Thành: 1982 (Tỉnh ủy Nghĩa Bình)
25. Đỗ Quang Thắng: 8.1982 - 6.1989 (Tỉnh ủy Nghĩa Bình) và 1989 - 1990 (Tỉnh ủy Quảng Ngãi)
26. Đỗ Minh Toại: 1991 - 1996
27. Võ Đức Huy: 1996 - 2002
28. Hồ Nghĩa Dũng: 2002 - 2006

 

DANH SÁCH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI 1989 - 2005(1*)
1.   Nguyễn Văn Vấn: Khóa VII - Nhiệm kỳ 1989 - 1994
2.   Lý Văn Hạnh: Khóa VIII và Khóa IX - Nhiệm kỳ 1994 - 1999 và 1999 - 2004
3.   Hồ Nghĩa Dũng: Khóa X - Nhiệm kỳ 2004 - 2006
DANH SÁCH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI 1945 - 2005(2*)
 
1.    Trần Toại: 1945
2.    Nguyễn Công Phương: 1946 - 1947
3.    Võ Tòng: 1948 - 1950
4.    Hồ Thiết: 1950 - 1954
5.    Phạm Thanh Biền: 12.1968 - 11.1970
6.    Trần Vỹ : 1971 - 1973
7.    Đoàn Nhật Nam: 1973 - 1975
8.    Trần Cao Minh: 1989 - 1991
9.    Trần Anh Kiệt: 1992 - 1994
10.  Võ Đức Huy: 1994 - 1996
11.  Nguyễn Đức Tâm: 1996 - 2001
12.  Nguyễn Kim Hiệu: 2001 - 2006
 

DANH SÁCH CÁC CHỦ TỊCH (HỘI TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM)
UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
(MẶT TRẬN VIỆT MINH, MẶT TRẬN LIÊN VIỆT,
ỦY BAN MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG)
TỈNH QUẢNG NGÃI 1945 - 2005(3*)

 

I. Các vị Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và Hội trưởng Liên Việt tỉnh Quảng Ngãi (1945 - 1954)
         

1. Trương Quang Giao : Chủ nhiệm
 2. Nguyễn Thành Nghi: Chủ nhiệm
3. Nguyễn Trí: Chủ nhiệm
4. Võ Hàng: Hội trưởng
5. Lê Hồng Long: Hội trưởng

II. Các vị Chủ tịch, quyền Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1961 - 1975)
          

1. Trần Lãm: Chủ tịch
2. Trần Đức Oanh: Quyền Chủ tịch

III. Các vị Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1963 - 1975)

1. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Công Say
2. Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thanh Biền
3. Bí thư Tỉnh ủy Lê Tấn Tỏa
4. Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Trọng Nguyễn

IV. Các vị Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thời kỳ tỉnh Nghĩa Bình (1976 - 1989)

1. Nguyễn Văn 3. Trần Thức
2. Trương Quang Chân 4. Ngô Minh Ngọc

V. Các vị Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi từ sau ngày tái lập tỉnh đến năm 2005 

1. Nguyễn Văn Bút  : 1989 - 1993
2. Từ Tân Vũ : 1993 - 1998
3. Hoàng Ngọc Trân : 1998 - 2003
4. Phạm Minh Toản : từ 2003
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI
TỪ KHOÁ I ĐẾN KHOÁ XI
(4*)

 

Khoá I (1946 - 1960)

1. Nguyễn Duân 5. Đinh May(5*)
  2. Phạm Văn Đồng   6. Hồ Thiết
3. Lê Hồng Long 7. Hà Văn Tính
4. Phạm Quang Lược 8.Nguyễn Trí

Khoá II (1960 - 1964; lưu nhiệm)

1. Nguyễn Duân 5. Hồ Thiết
  2. Phạm Văn Đồng   6. Hà Văn Tính
3. Lê Hồng Long 7. Nguyễn Trí
4. Phạm Quang Lược

Khoá III (1964 - 1971; lưu nhiệm)

1. Nguyễn Duân 5. Hồ Thiết
  2. Phạm Văn Đồng   6. Hà Văn Tính
3. Lê Hồng Long 7. Nguyễn Trí
4. Phạm Quang Lược

Khoá VI (1976 - 1981; tỉnh Nghĩa Bình)

1. Nguyễn Chánh 10. Mai Tân
  2. Đặng Thành Chơn   11. Đinh Thoang
3. Lê Cứ (Quảng Ngãi) 12. Nguyễn Trung Tín
4. Nguyễn Thị Trà Giang (Quảng Ngãi) 13. Lế Tấn Tỏa (Quảng Ngãi)
5. Bùi Tấn Kim (Quảng Ngãi) 14. Đinh Xuân Trâm (Quảng Ngãi)
6. Nguyễn Quang Lâm (Quảng Ngãi) 15. Trần Nam Trung (Quảng Ngãi)
7. Trần Ngữ 16. Trương Nghiệp Vũ
8. Nguyễn Thị Phúc 17. Đinh Thị Vỹ
9. Nguyễn Công Tâm 18. Hồ Thị Xuân (Quảng Ngãi)

Khoá VII (1981 - 1987; tỉnh Nghĩa Bình)
 

1. Nguyễn Văn Bút (Quảng Ngãi)  6. Nguyễn Thị Trà Giang (Quảng Ngãi)
2. Võ Trí Cao 7. Trình Thị Hiệu
3. Đặng Thành Chơn 8. Trần Thị Hoà (Quảng Ngãi)
4. Tô Đình Cơ 9. Nguyễn Đình Kim
5. Võ Văn Đinh 10. Hồ Ky (Quảng Ngãi)
11. Trần Đức Lương (Quảng Ngãi) 16. Đinh Xuân Trâm (Quảng Ngãi)
12. Hồ Trọng Mai 17. Trần Nam Trung (Quảng Ngãi)
13. Đinh Thoang 18. Trương Nghiệp Vũ
14. Nguyễn Văn Thuận 19. Hồ Thị Xuân (Quảng Ngãi)
15. Võ Sĩ Thừa  

Khoá VIII (1987 - 1992; tỉnh Nghĩa Bình)

1. Phan Tư A (Quảng Ngãi) 10. Nguyễn Xuân Hữu
2. Trần Văn An (Quảng Ngãi) 11. Trần Đức Lương (Quảng Ngãi)
3. Trần Bình 12. Võ Trọng Nguyễn (Quảng Ngãi)
4. Đoàn Văn Câu 13. Trần Văn Nhẫn
5. Tô Đình Cơ 14. Đinh Ngọc Reo (Quảng Ngãi)
6. Nguyễn Thị Kim Dung 15. Huỳnh Công Tâm
7. Trần Thị Hoà (Quảng Ngãi) 16. Lê Văn Tấn (Quảng Ngãi)
8. Võ Phi Hồng 17. Đinh Thoang
9. Đặng Hữu 18. Từ Tân Vũ (Quảng Ngãi)

Khoá IX (1992 - 1997)
 

1. Nguyễn Văn Được 4. Đỗ Quang Thắng
2. Trần Anh Kiệt 5. Đinh Uông
3. Trần Thị Nhàn  

Khoá X (1997 - 2002)
 

1. Đinh Hoài Bắc 5. Trần Thị Ngọc Lan
2. Đỗ Tiến Dũng 6. Trần Đức Lương
3. Võ Đức Huy 7. Hồ Sĩ Thoảng
4. Nguyễn Thị Xuân Hương  

Khoá XI (2002 - 2007)(6*)  
         

1. Đinh Hoài Bắc 5. Hồ A Ly Sa
2. Đỗ Tiến Dũng 6. Trần Thị Thịnh
3. Hoàng Trung Hải 7. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
4. Lý Văn Hạnh  
DANH SÁCH CÁC TƯỚNG LĨNH QUÂN ĐỘI
VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
LÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI
(Tính đến năm 2005)

 

1. Thượng tướng Trần Văn Trà: Quê quán huyện Sơn Tịnh (đã mất)
2. Thượng tướng Nguyễn Văn Được: Quê quán huyện Nghĩa Hành
3. Thượng tướng Trần Lương (Trần Nam Trung): Quê quán huyện Mộ Đức
4. Trung tướng Phạm Kiệt: Quê quán huyện Sơn Tịnh (đã mất)
5. Trung tướng Trần Quý Hai: Quê quán huyện Sơn Tịnh (đã mất)
6. Trung tướng Nguyễn Đôn: Quê quán huyện Sơn Tịnh
7. Trung tướng Nguyễn Chức: Quê quán huyện Tư Nghĩa
8. Trung tướng Võ Thứ: Quê quán huyện Sơn Tịnh
9. Trung tướng Lê Văn Xuân: Quê quán huyện Mộ Đức (Hải quân)
10. Trung tướng Nguyễn Minh Chữ (Tư lệnh Quân đoàn 4)
11. Thiếu tướng Võ Bẩm: Quê quán huyện Sơn Tịnh
12. Thiếu tướng Nguyễn Chánh Cân: Quê quán huyện Đức Phổ
13. Thiếu tướng Nguyễn Phú Chút: Quê quán huyện Bình Sơn
14. Thiếu tướng Châu Khải Địch: Quê quán huyện Sơn Tịnh
15. Thiếu tướng Phan Văn Đường: Quê quán huyện Tư Nghĩa
16. Thiếu tướng Đỗ Hữu Hạnh: Quê quán huyện Đức Phổ
17. Thiếu tướng Lê Hải: Quê quán huyện Mộ Đức
18. Thiếu tướng Huỳnh Kim: Quê quán huyện Sơn Tịnh
19. Thiếu tướng Tiêu Văn Mẫn: Quê quán huyện Nghĩa Hành
20. Thiếu tướng Cao Minh: Quê quán huyện Bình Sơn
21. Thiếu tướng Lê Trung Ngôn: Quê quán huyện Sơn Tịnh (đã mất)
22. Thiếu tướng Nguyễn Duy Phê: Quê quán huyện Đức Phổ
23. Thiếu tướng Lê Quang Sang: Quê quán huyện Đức Phổ
24. Thiếu tướng Lê Văn Sanh: Quê quán huyện Mộ Đức
25. Thiếu tướng Võ Sổ: Quê quán huyện Đức Phổ
26. Thiếu tướng Đoàn Y Thanh: Quê quán huyện Bình Sơn
27. Thiếu tướng Đinh Văn Thành: Quê quán huyện Sơn Hà (đã mất)
28. Thiếu tướng Hoàng Minh Thi: Quê quán huyện Mộ Đức (đã mất)
29. Thiếu tướng Huỳnh Thủ: Quê quán huyện Bình Sơn
30. Thiếu tướng Phan Quang Tiệp: Quê quán huyện Sơn Tịnh
31. Thiếu tướng Lê Đình Yên: Quê quán huyện Bình Sơn
32. Thiếu tướng Công an nhân dân Phạm Nam Tào: Quê quán huyện Sơn Tịnh

 

SỐ LƯỢNG CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Tính đến năm 2005)(7*)

Tổng số: 2.250 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Trong đó:                   

Thành phố Quảng Ngãi:            44
Huyện Bình Sơn: 523
Huyện Sơn Tịnh: 409
Huyện Tư Nghĩa: 221
Huyện Nghĩa Hành: 141
Huyện Mộ Đức: 400
Huyện Đức Phổ: 431
Huyện Tây Trà: 02
Huyện Trà Bồng: 12
Huyện Sơn Tây: 0
Huyện Sơn Hà: 13
Huyện Minh Long: 18
Huyện Ba Tơ: 35
Huyện Lý Sơn 01

 

DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, ANH HÙNG LAO ĐỘNG

(Đến năm 2005)

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

Những đơn vị, tập thể cấp tỉnh

1.   Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
2.   Ba tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh.
3.   Tiểu đoàn 83 bộ đội địa phương tỉnh.
4.   Tiểu đoàn 20 bộ đội địa phương tỉnh.
5.   Đại đội thông tin quân sự tỉnh.
6.   Tiểu ban điệp báo đô thị thuộc Ban An ninh tỉnh.
7.   Đại đội trinh sát vũ trang thuộc Ban An ninh tỉnh.
8.   Đồn biên phòng Sa Huỳnh.
9.   Lực lượng giao bưu và thông tin liên lạc tỉnh (nay là Bưu điện tỉnh).
10. Cán bộ nhân viên ngành giao vận tỉnh (nay là Sở Giao thông - Vận tải)
11. Cán bộ nhân viên ngành dân y tỉnh (nay là Sở Y tế).
12.Cán bộ và chiến sĩ Phòng Bảo vệ Chính trị 4 thuộc Công an tỉnh (được phong tặng trong thời kỳ đổi mới).

Những đơn vị, tập thể cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh

   1 đến 13: Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân các huyện: Bình Sơn (nay có cả huyện Lý Sơn), Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng (nay có cả huyện Tây Trà), Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơthành phố Quảng Ngãi.
   14. Quân và dân huyện Ba Tơ được phong tặng lần thứ II
   15 đến 22: Đại đội 75 bộ đội địa phương huyện Tư Nghĩa; Cán bộ và chiến sĩ Ban an ninh các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Ba Tơ; Đội trinh sát vũ trang Ban an ninh thành phố Quảng Ngãi; Đội trinh sát vũ trang Ban an ninh huyện Mộ Đức.

Những đơn vị, tập thể cấp xã

Toàn tỉnh có quân dân 105 xã và 2 đơn vị thuộc xã được phong tặng:

21 xã và 1 đơn vị của huyện Bình Sơn: Bình Tân, Bình Đông, Bình Châu, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Thuận, Bình Minh, Bình Chương, Bình Nguyên, Bình Thanh, Bình Trung, Bình Khương, Bình Thạnh, Bình Trị, Bình Dương, Bình Chánh, Bình Phước, Bình Hải, Bình An, Bình Thới, thị trấn Châu Ổ, Ban An ninh xã Bình Trung.

15 xã của huyện Sơn Tịnh: Tịnh Khê (được phong tặng 2 lần), Tịnh Sơn, Tịnh Thọ, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Đông, Tịnh Trà, Tịnh Hòa, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Thiện, Tịnh Kỳ, Tịnh Phong.

15 xã của huyện Tư Nghĩa: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa An, Nghĩa Thuận, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Hòa, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hà, Nghĩa Phương, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Phú, Nghĩa Thọ, Nghĩa Thương, thị trấn Sông Vệ.

5 xã của huyện Nghĩa Hành: Hành Tín, Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Đức, Hành Phước.

13 xã của huyện Mộ Đức: Đức Phong, Đức Chánh, Đức Thạnh, Đức Lân, Đức Phú, Đức Minh, Đức Lợi, Đức Hiệp, Đức Hòa, Đức Tân, Đức Thắng, Đức Nhuận, thị trấn Mộ Đức.

13 xã và 1 đơn vị của huyện Đức Phổ: Phổ Cường, Phổ Châu, Phổ Thạnh, Phổ An, Phổ Văn, Phổ Phong, Phổ Ninh, Phổ Thuận, Phổ Vinh, Phổ Minh, Phổ Khánh, Phổ Quang, Phổ Nhơn, Ban an ninh xã Phổ Văn.

5 xã của huyện Trà Bồng: Trà Sơn, Trà Bùi, Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Tân.

3 xã của huyện Tây Trà: Trà Phong, Trà Trung, Trà Lãnh.

4 xã của huyện Sơn Hà: Sơn Kỳ, Sơn Thành, Sơn Lăng, Sơn Thủy.

1 xã của huyện Sơn Tây: Sơn Dung.

3 xã của huyện Minh Long: Long Môn, Long Sơn, Thanh An.

15 xã của huyện Ba Tơ: Ba Vinh, Ba Thành, Ba Trang, Ba Tô, Ba Tiêu, Ba Cung, Ba Lế, Ba Chùa, Ba Ngạc, Ba Dinh, Ba Động, Ba Điền, Ba Bích, Ba Liên, thị trấn Ba Tơ.

2 xã của thành phố Quảng Ngãi: Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng.

Cá nhân

Toàn tỉnh có 42 anh hùng lực lượng vũ trang:
 
   Huyện Bình Sơn: Phan Điệt, Ngô Thanh Trang, Huỳnh Thị Trà (Bình Đông), Nguyễn Bi, Phạm Duy Minh (Bình Phú), Kiều Ngọc Luân (Bình Thuận), Phạm Dậu (Bình Hòa).
 
   Huyện Sơn Tịnh: Ngô Tiến Dũng (Tịnh Giang), Lê Văn Bảng (Tịnh Khê), Lê Khương (Tịnh Bình), Đoàn Liêm (Tịnh Thiện), Trương Quang Luật (Tịnh Ấn).
 
   Huyện Tư Nghĩa: Đặng Ngọc Tuấn (Nghĩa Lâm).
 
   Huyện Nghĩa Hành: Nguyễn Văn Được, Nguyễn Kim Vang (Hành Tín), Pham Minh Tư (Hành Minh)
 
   Huyện Mộ Đức: Lê Hải, Nguyễn Đức Chuyển, Trần Văn Côi, Lê Thị Mỹ Trang (Đức Phong), Trần Dũng, Nguyễn Văn Nghĩa, Hồ Huy Anh (Đức Thạnh), Nguyễn Thanh Tân (Đức Chánh), Võ Thị Nhã (Đức Minh), Phạm Đường (Đức Tân), Ngô Minh Chữ, Đoàn Thị Ánh Tuyết (Đức Thắng).
 
   Huyện Đức Phổ: Lê Văn Cao, Châu Thọ Chín, Phạm Đình Nghiệp (Phổ Cường), Võ Duy Chín (Phổ Châu), Nguyễn Bá, Trần Luân (Phổ Thạnh), Nguyễn Văn Tròn (Phổ Thuận).
 
   Huyện Sơn Hà: Đinh K’Méo, Đinh Nghít (Sơn Kỳ), Đinh Tía (Sơn Thành), Đinh Banh (Sơn Thượng).
 
   Huyện Sơn Tây: Đinh Thanh Kháng (Sơn Dung).
 
   Huyện Ba Tơ: Đinh Chín (Thị trấn Ba Tơ), Phạm Văn Đắp (Ba Điền).
 
   Anh hùng Công an nhân dân (đều là liệt sĩ): 1) Ngô Tấn Thành (Sơn Tịnh); 2) Trần Ngọc Châu (Tư Nghĩa); 3) Lê Quang Nho (Sơn Tịnh); 4) Võ Tiến Sĩ; 5) Đoàn Huy Ánh (Mộ Đức); 6) Phan Văn Thôn (Ba Tơ); 7) Nguyễn Ngọc Lê.

  

ANH HÙNG LAO ĐỘNG

Tập thể

1. Công ty Thương mại Tổng hợp huyện Ba Tơ (trước thời đổi mới)

2. Công ty Đường Quảng Ngãi (thời kỳ đổi mới).

Cá nhân

1. Hồ Giáo, xã Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh); được phong tặng 2 lần.

2. Đoàn Văn Cẩm, xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức).

3. Phạm Gần, xã Tịnh Hòa (huyện Sơn Tịnh).

4. Nguyễn Văn Hiệu, xã Bình Đông (huyện Bình Sơn).

5. Nguyễn Thị Tùng, xã Phổ Phong (huyện Đức Phổ).

6. Trần Văn Trang, xã Nghĩa Trung (huyện Tư Nghĩa).

7. Nguyễn Thanh Tường, xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ).

8. Nguyễn Xuân Huế, xã Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa); phong tặng thời kỳ đổi mới.


(*) Thời điểm xuất bản Địa chí Quảng Ngãi, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi là ông Phạm Đình Khối.
- Từ 1976 - 1989 là thời kỳ tỉnh Nghĩa Bình.
(1*) Thời điểm xuất bản Địa chí Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là ông Phạm Minh Toản.
(2*) Thời điểm xuất bản Địa chí Quảng Ngãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là ông Nguyễn Xuân Huế.
(3*) Nguồn: Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi 1930 - 2000, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi xuất bản năm 2004.
       Thời điểm xuất bản Địa chí Quảng Ngãi, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam tỉnh là ông Lê Văn Duy.
(4*) Nguồn: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
(5*) Bị bãi nhiệm.
(6*) Thời điểm xuất bản Địa chí Quảng Ngãi, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi (Khoá XII) gồm các ông bà:
                                1. Phạm Minh Toản                             5. Đinh Thị Biểu
                                2. Võ Tuấn Nhân                                  6. Đinh Thị Phương Lan
                                3. Mã Điền Cư                                       7. Nguyễn Hồng Sơn
                                4. Nguyễn Đức Hiền                           
(7*) Nguồn: Chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Quảng Ngãi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 (tên họ, năm sinh, quê quán, ngày phong tặng hoặc truy tặng... xem chi tiết ở tập sách này).

 

 

 Trang trước  Về đầu trang